Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Chơi Rubik để rèn luyện trí thông minh

Có lẽ hồi lên 5 tuổi là lần đầu tiên được nhìn thấy một khối rubik - món quà Bố mang từ Liên Xô (cũ) về. Một cục hình vuông, với nhiều ô màu rất đẹp. Xoay cho đúng một mặt màu không quá khó. Các qui tắc xoay nhớ cũng nhanh thôi. Chắc khoảng sau vài tháng thì biết xoay đúng 1 mặt màu và tầng đầu tiên. Tiếp theo thế nào thì chịu. Cuối cùng thì giải pháp là, tháo tung hết cả ra, chỉ giữ lại trục 6 ô màu ở chính giữa. Sau đó lắp lại từng vị trí cho đúng. Rốt cuộc cũng được 6 mặt màu hoàn chỉnh. Có điều, khối rubik không lâu sau cũng hỏng luôn.

Năm lên 6 tuổi thì anh hàng xóm có bố học ở nước Đông Âu nào đó gửi cho khối rubik lạ: vừa dài, lại vừa có thể cuộn vào thành hình tròn. Cũng không chắc có phải là rubik không nhưng cũng xoay xoay được. Không biết chơi thế nào.

Kể từ ngày lên 6 tuổi, tức là đi học lớp một, thì hè nào cũng được bố cho lên Vĩnh Yên chơi cả tháng. Trên đấy là khu doanh trại. Các chú ở đơn vị bố phần đông đều đã học ở Đông Âu. Trong đó có một chú, tên Phụng, cũng thích xoay rubik. Thế là cứ lúc chú rỗi thì lại ngồi cạnh xem chú xoay. Nhưng trình độ 2 chú cháu ngang nhau, chỉ xoay được 1 mặt và 1 tầng thôi. Mãi chả biết làm thế nào. Hình như về sau có tiến bộ là xoay được một mặt và hai tầng. Cứ như vậy cũng vài năm.

Rồi lâu lắm chả chơi rubik nữa. Hình như do kinh tế khó khăn hay sao đó.

Mãi tới lúc học cấp hai, không nhớ là lớp mấy, có lẽ lớp 8, thì có người quen của gia đình từ Tp. Hồ Chí Minh ra chơi. Không biết vì lý do gì mà tặng 1 cái rubik, đóng trong hộp nhựa và quan trọng nhất là có kèm hướng dẫn. Làm theo hướng dẫn một hồi thì cũng xoay được 6 mặt. Cực kỳ sung sướng. Tới khi vào cấp 3 thì không chơi rubik nữa.

Năm thứ 2 đại học mới chơi lại rubik. Lần này có kinh nghiệm khớ rồi nhưng nhớ láng máng, xoay lúc được lúc không. Kiểu như ăn may, lúc nào vào đúng thế thì được, không thì chịu, cứ loay hoay mãi ở tầng cuối. Vì thế nên cũng không ham, chơi một dạo rồi bỏ. Sau có một lần cả lớp rủ nhau vào công viên Thống nhất chơi (nghỉ học hoặc trốn học), tình cờ thấy ở hàng đồ chơi trước cổng có bán rubik kèm hướng dẫn. Quá tuyệt luôn. Hình như 12 hay 20 ngàn đồng gì đó. Kết quả của việc xoay rubik thành thạo là 2 lần được giáo viên cho ra khỏi lớp và 1 lần được gọi lên bảng.

Bây giờ thì kỹ năng xoay rubik cũng tạm. Không cần hướng dẫn vẫn xoay 6 mặt tốt. Do là còn nhớ cách làm và xử lý từng vị trí thôi chứ thuật toán rubik thì chịu, không biết tí tẹo nào. Một trò tập thể dục não rất thú vị. Khi có dịp, các bạn thử xem sao.

Dưới đây là một hướng dẫn xoay rubik tôi tìm được trên internet, chưa thử làm theo nhưng thấy tác giả có cả hình minh họa nên chắc sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc vui vẻ.

Thứ nhất:
Phải tự xoay cho được tầng 1 đúng màu (cả trên mặt và tầng 1)-NHƯ HÌNH DƯỚI (Các ô màu trắng là màu chưa sắp xếp), nếu chưa tự xoay được hãy tìm tòi cho được hãy đọc tiếp.

Các quy ước:
Hình 1 : quy ước 3 tầng.
Góc là hình lập phương nhỏ có 3 màu được thể hiện.
Cạnh là hình lập phương nhỏ có 2 màu được thể hiện.
Tâm là hình lập phương nhỏ có 1 màu được thể hiện.

rubic01.jpg

Hình 2:
khi nói "Trái" là xoay khối rubic bên tay trái từ trên xuống dưới.
khi nói "Phải" là xoay khối rubic bên tay phải từ trên xuống dưới.
khi nói "Trên" là xoay khối rubic bên trên từ trái sang phải.
khi nói "dưới" là xoay khối rubic bên dưới từ trái sang phải.

rubic02.jpg

Cuối cùng,
khi nói "Trước-trái" là quay mặt phía trước về bên trái
khi nói "Trước-phải" là quay mặt phía trước về bên phải
khi nói "Sau-trái" là quay mặt phía sau về bên trái
khi nói "Sau-phải" là quay mặt phía sau về bên phải

Suy nghĩ thêm:
Khi nói "dưới"-"dưới"-"dưới" là xoay khối rubic bên dưới từ trái sang phải 3 lần nghĩa là xoay khối rubic bên dưới từ phải sang trái 1 lần.
Khi nói "phải"-"phải"-"phải" là xoay khối rubic bên phải từ trên xuống dưới 3 lần nghĩa là xoay khối rubic bên phải từ dưới lên trên 1 lần.

Làm tầng 2.

Tìm 1 "cạnh" ở tầng 3 thoả điều kiện như hình vẽ nghĩa là mặt ở tầng 3 trùng màu với tâm, mặt dưới trùng màu với tâm kế bên.
Mục tiêu: đưa cạnh đó lên đúng vị trí (màu xám).

Công thức:
"dưới"-"dưới"-"dưới"-"phải"-"dưới"-"phải"-"phải"-"phải"-"dưới"-"trước phải"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"trước trái".
Làm ngước lại nếu màu dưới đáy ở bên trái. Thế là xong tầng 2.
Trường hợp xui xẻo nhất thì làm công thức đó 1 lần để "cạnh" xui xẻo xuống dưới rồi lựa chọn và làm công thức đó 1 lần nữa.

rubic03.jpg

Tiếp đó là làm chữ thập ở mặt đáy.
(kiểu hướng dẫn trong các cục rubic là làm các "góc" trước, tôi thì thích làm các "cạnh" trước).

Cầm rubic sao cho ra trường hợp 1 hoặc 2.

Trường hợp 1 xoay theo công thức:
"Phải"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"SAU PHẢI"-"dưới"-"SAU TRÁI"-"Phải"-"Phải"-"Phải".

Trường hợp 2 xoay theo công thức:
"Phải"-"SAU PHẢI"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"SAU TRÁI"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải".

Trường hợp xui xẻo nhất là trường hợp 3, làm công thức "trường hợp 1" ở trên sẽ ra trường hợp 2 để làm tiếp.

rubic04.jpg

TIẾP NỮA LÀ LÀM ĐÚNG CÁC "CẠNH" Ở TẦNG 3.
XOAY TỚI XOAY LUI SẼ CÓ 2 "CẠNH" ĐÚNG Ở LIÊN TỤC NHAU HOẶC ĐỐI DIỆN NHAU.

Trường hợp 1:
LẬT MẶT SAU THÀNH MẶT TRƯỚC (MẶT XANH LỤC VẪN Ở BÊN TRÊN)

Công thức:
"Phải"-"dưới"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới"-"Phải"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới".
Sẽ ra bốn cạnh tầng 3 đúng.

Trường hợp 2:
Đưa mặt đỏ ra làm mặt chính diện (Mặt xanh lục vẫn ở trên)

Công thức: Như trên.
Sẽ ra trường hợp 1.
Làm công thức theo trường hợp 1 là xong.

rubic05.jpg

GÓC ĐÚNG VỊ TRÍ LÀ hình lập phương nhỏ ờ 1 góc nào đó có 3 màu giống với 3 màu trung tâm. CÓ THỂ ĐÚNG THỨ TỰ MÀU HAY KHÔNG CŨNG ĐƯỢC, KHÔNG QUAN TRỌNG.

Công thức chữ U:
"Phải"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới"-"Trái"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"phải"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"trái"-"trái"-"trái".

CÁCH LÀM:
- Tìm ít nhất 1 góc đúng vị trí
(Lưu ý: LÚC NÀY DO CÁC CẠNH ĐÃ ĐÚNG MÀU NÊN KHÔNG ĐƯỢC XOAY MẶT "DƯỚI" ĐỂ TÌM "GÓC ĐÚNG VỊ TRÍ" mà chỉ cầm cả cục rubic mà tìm, không xoay cái gì hết.
- Nếu không có làm công thức chữ U từ 1 -> 2 lần sẽ có 1 góc đúng vị trí.
- ĐỂ "góc đúng vị trí" ở bên dưới tay phải (Như hình vẽ) làm công thức chữ U từ 1->3 lần sẽ được cả 4 góc đúng vị trí.

rubic06.jpg

GIỜ CHỈ CÒN LÀM ĐÚNG CÁC MÀU Ở CÁC GÓC LÀ XONG:
SỬ DỤNG CÔNG THỨC TÌM CẠNH VÀ CÔNG THỨC NGHỊCH ĐẢO CỦA NÓ LÀ XONG:

CÔNG THỨC 6 MẶT:
"Phải"-"dưới"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới"-"Phải"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải".
"Trái"-"dưới"-"dưới"-"Trái"-"Trái"-"Trái"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"trái"-"dưới"-"trái".

KHI ĐỂ RUBIC ĐÚNG NHƯ HÌNH VẼ, KHI LÀM CÔNG THỨC 6 MẶT XONG, HAI MÀU XANH DƯƠNG SẼ NHẢY XUỐNG DƯỚI, LÀM TƯƠNG TỰ VỚI CÁC MẶT KHÁC SẼ RA 6 MẶT. TRƯỜNG HỢP XUI XẺO LÀ KHÔNG TÌM THẤY MẶT BÊN NÀO CÓ 2 MÀU XANH DƯƠNG NHƯ HÌNH VẼ THÌ TÌM MẶT BÊN NÀO CÓ 1 MÀU XANH DƯƠNG CŨNG LÀM RỒI TÌM TIẾP LÀ XONG. (TRƯỜNG HỢP HAY XUẤT HIỆN LÀ 2 GÓC ĐỐI DIỆN ĐÚNG MÀU, 2 GÓC CÒN LẠI SAI MÀU)

rubic07.jpg

Lưu ý: đây là công thức cơ bản, còn 1 số công thức rút gọn khác để làm nhanh hơn. bạn có thể tự tìm hiểu thêm về các công thức CHỮ U, 6MẶT (góc, cạnh di chuyển ra sao) bằng cách xoay được 6 mặt xong, xoay công thức đó bạn sẽ phát hiện các mặt dịch chuyển thế nào rồi từ đó chế các công thức rút gọn cho mình.

Theo saga.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét