Bắt đầu từ con số không!
Bạn sẽ làm gì khi có một ngày thức dậy thấy bên mình không còn gì nữa cả. Tiền trong túi không còn, việc làm không có, người yêu chia tay, bạn bè, gia đình ở xa...Cuộc sống coi như mất hết ý nghĩa. Vậy mà đến lúc đó, tôi lại tự dưng mỉm cười Con số không tròn trĩnh để người ta soi mình vào đó và chợt nhận ra những thất bại. Như một chiếc gương soi trung thực để thấy ta từ thuở tập bò, tập đi vội vàng tập chạy rồi thì ....té ngã. Có kẻ té rồi nằm luôn, có kẻ gượng dậy để ...té tiếp. Trong suốt cuộc đời bao nhiêu lần ta ngã, bao nhiêu lần đứng dậy ta có nhớ hết không? Khi tiền trong túi không còn, tôi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới vẫn còn đang đói khát. Khi việc làm không có tôi tin cũng có hàng triệu người khác cũng đang chạy đôn chạy đáo tìm việc như mình. Khi tình yêu vỡ tan, tôi viết thêm vào thời gian biểu của mình một số giờ học thêm hoặc đi ngủ. Và rồi tôi mìm cười. Cuộc sống vẫn cứ trôi. Đôi khi ta chao đảo. Rồi sau đó ta sẽ nhận ra và lấy lại thế quân bình. Một câu danh ngôn nào đấy đại ý là như vậy. Hình như tôi là người lạc quan. Và khi người ta no đủ, người ta sẽ không thể có được cảm giác thử sức khao khát và hy vọng. Bởi vậy cho đến già ta vẫn cứ là bé thơ khi chơi thứ đồ chơi nầy đến chán ngấy rồi lại đòi thứ khác. Tôi khao khát no đủ nhưng sẽ chẳng bao giờ no đủ. Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy. Có biết bao nhiêu người trên Trái Đất nầy tìm ý nghĩa cuộc sống bằng cách ban tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ. Thế thì tại sao ta thấy đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng. Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời lại mỉm cười. Khi ta không còn gì hết, không có gì hết, đời sẽ ban tặng ta một cái gì đó mới mẻ hơn, hạnh phúc hơn. Sau hạnh phúc là bất hạnh, đi hết bất hạnh rồi sẽ gặp hạnh phúc. Điều đó chẳng phải là quy luật sao?
Một lời cám ơn!
Nó chưa thể quá 6 tuổi. Mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù. Nó chẳng khác gì mấy so với hàng trăm nghìn hoặc hơn thế trẻ em mồ côi lang thang trên đường phố khắp thủ đô Ri-ô-đờ-Ja-nê-rô. Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bông thấy có ai đó đạp nhẹ vào tay. Tôi dừng : không có ai cả. Tôi đi tiếp. Lại thấy có ai đập nhẹ vào tay. Lần nầy tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó. Mắt nó màu nhạt,cũng có thể đó là do tôi có cảm giác từ hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối của nó. - Bánh mì, ông ơi?? Nếu sống ở Braxin, chúng ta có nhiều cơ hội để mua một thanh kẹo hay một cái bánh mì cho những đứa bé vô gia cư và mồ côi nầy. Tôi bảo nó đi theo tôi và chúng tôi cùng vào một tiệm giải khát: - Cà phê cho tôi và cái gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ nầy ? - Tôi gọi. Thằng bé chạy đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ nầy sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố nơi chúng đang phải lang thang, mà không nói lời nào. Nhưng thằng bé nầy lại làm tôi ngạc nhiên. Quầy giải khát khá dài, người ta đặt cốc cà phê ở một đầu và một cái bánh mì ở đầu kia. Thường người ta cũng biết là bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài (vì nó không được ở lâu trong cửa hàng), kiễng chân lên, tay cầm bánh mì, mắt dí vào cửa kính, quan sát. "Nó làm cái quái gì thế ?!" - Tôi nghĩ. Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy vụt theo. Thằng bé đứng trước mắt tôi, chỉ cao đến thắt lưng. Đứa bé mồ côi người Braxin ngước nhìn khách lạ người Mỹ cao lớn, là tôi, mỉm cười (một nụ cười có thể làm trái tim bạn phải ngừng vài giây), và nói: "Cảm ơn chú?! " Rồi, có vẻ lo lắng, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn: "Cảm ơn chú nhiều lắm ạ ! " Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm ăn cho nó.Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất. Khi tôi viết bài nầy tôi vẫn đang ngồi bên ngoài quán giải khát, nơi tôi mua chiếc bánh mì cho thằng bé. Tôi đã muộn giờ lên lớp. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy xúc động và nghĩ về thằng bé. Và tôi tự hỏi: nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm ơn tôi vì một mẩu bánh mì, thế thì mọi người sẽ xúc động đến đâu khi chúng ta nói những lời cảm ơn - thực sự cảm ơn - vì những gì họ làm cho chúng ta . Hãy dành thời gian để nói những lời cảm ơn, và đừng bao giờ tiết kiệm lời cảm ơn cả.Nước mưa
Bạn không bao giờ thấy cô bé đó khóc. Cô bé đó là một món quà quý giá, không chỉ mang niềm vui đến cho họ, mà còn tìm ra niềm vui khi không ai khác có thể.- Bố đừng lo, năm nay con không cần mua cái gì mới đâu mà! – Cô bé nói khi bố của cô mất việc.
- Bà ơi, nếu bà không tìm thấy cái gậy thì bà cứ dựa vào cháu cũng được. Cháu đủ thấp để bà dựa và đủ khoẻ để đỡ bà mà! – Cô bé nói khi bà không tìm thấy cái gậy chống.
Katie là cô con gái duy nhất của họ. Họ lấy nhau hơn một0 năm, và bác sĩ nói rằng họ không thể có con. Nhưng đến các bác sĩ cũng không sao giải thích được khi cuối cùng thì Katie ra đời. Có thể Katie là món quà mà cuộc sống tạo nên và tặng cho họ. Dường như Katie có câu trả lời cho tất cả mọi thứ.
- Tại sao bầu trời màu xanh?
- Vì màu sơn xanh nhiều hơn các màu khác và có ai đó làm đổ…
- Tại sao chim hót?
- Vì lúc đi dạo trong công viên thì bạn có mang theo Radio để nghe nhạc được đâu…
Đó là những câu trả lời của Katie. Katie luôn cười, luôn vui vẻ, và ai nhìn thấy cô bé cũng có cảm giác nhẹ nhõm.
Chưa ai từng nhìn thấy cô bé buồn. Cho đến sự kiện “nước mưa”.
Đó là ngày mà bố mẹ Katie đưa cô đi khám sức khoẻ. Trông cô không được khoẻ lắm.
- Bác cần nói chuyện với bố mẹ cháu - Bác sĩ bảo - Bác sang chỗ cô y tá để cô ấy kiểm tra lại một chút được không?
Bố mẹ Katie rất lo lắng, dù họ cũng cố mỉm cười khi Katie đi ra ngoài.
- Tôi thấy sức khoẻ của Katie có điều rất đáng lo ngại – Bác sĩ nói – Bây giờ phải thử máu thêm đã…
Ba tuần sau, bác sĩ có kết quả chắc chắn. Katie bị một bệng ung thư hiếm gặp.
Rất ít khi bác sĩ lại đến tận nhà bệnh nhân để nói chuyện nhưng Katie là một cô bé đặc biệt. bác sĩ tới và nói với bố mẹ Katie gọi cả cô bé vào cùng nghe. Bác sĩ tin rằng một cô bé thông minh như Katie có thể hiểu được vấn đề.
Trong phòng khách, bác sĩ thận trọng giải thích bệnh tình của Katie, và trong thời gian tới cô bé sẽ phải chiến đấu với bệnh tật thế nào, sẽ phải điều trị ra sao…
Katie bình tĩnh ngồi nghe, không nói lời nào. Nhưng bỗng nhiên, nước mắt cứ chảy xuống hai gò má cô bé.
- Katie, con không sao đấy chứ?
- Không sao, mẹ ạ, sao mẹ hỏi thế?
- Katie, mẹ thấy con đang khóc…
- Không phải con khóc đâu… Đó là nước mưa… Con hơi sợ một chút và nước mưa rơi xuống để cuốn nỗi sợ đi ấy mà…
- Quả thật, tối hôm đó trời mưa rất nhiều. Có thể nhiều người đang lo lắng và nước mưa rơi để cuốn trôi nỗi lo đi.
Katie, cô bé của những điều kì diệu, nhập viện vào ngày hôm sau và trở về nhà sau 6 tháng, hoàn toàn bình phục.
Tôi viết bài nầy vì hôm nay tôi nghĩ đến Katie. Tôi luôn nghĩ đến cô bé khi sợ hãi, lo lắng, buồn đau… Nhưng rồi “nước mưa” lại rơi và cuốn những lo lắng của cô bé trôi đi.
Thưa Thượng Đế
Con là Charles. Con vừa bước sang tuổi mười hai cách đây vài ngày. Nếu ông để ý, con đang đánh máy lá thư nầy. Con không thể giữ viết chì viết ngay hàng thẳng lối và khi tô màu vẽ cũng thế. Mặc dù mỗi ngày con đã cố gắng uyển chuyển bàn tay rất nhiều. Thỉnh thoảng con viết rất khó, vì mọi người gọi đây không phải là chữ viết mà là một phần của chữ viết, bởi chữ viết nầy đã được cài đặt bằng chương trình định sẵn. Con bị hội chứng rối loạn tập trung tinh thần nơi trẻ em nên dù học nhiều nhưng con không tiếp thu được bao nhiêu. Chỉ số thông minh của con được kiểm tra là một40, nhưng nếu ông nhìn chữ viết cẩu thả của con, ông sẽ nghĩ con là một đứa dốt nát. Không thầy cô nào muốn cho điểm những bài kiểm tra của con vì thầy cô không thể đọc nổi những con chữ xấu Não con không thể ý thức được bàn tay con đang làm gì. Con cầm cây viết chì, nhưng con hoàn toàn không thể viết. Con cố nắm chặt viết chì nhưng sau đó não không thể điều khiển được bàn tay theo ý muốn. Con có thể giải thích mọi thứ bằng việc nói chuyện hơn là viết. Con đọc chính tả đúng, nhưng thầy giáo của con không để cho con đọc. Nếu con đòi viết bài tiểu luận trong chuyến đi chơi đến Washington và Philadelphia, con sẽ bị sự trừng phạt của chính bàn tay mình. Nhưng nếu con đọc to nó, hoặc đứng dậy và nói về nó, con có thể thuật lại với mọi người về về sự thán phục khi đọc bản tuyên bố nền độc lập trong tài liệu quốc gia hoặc cảm thấy chủ nghĩa yêu nước là đúng! Thế mà, con viết thì không được. Nếu con được sắp xếp về nghệ thuật, con sẽ chắc chắn thất bại. Ở đây mọi thứ trong bức tranh có thể trong tâm trí con, nhưng đôi tay con không thể vẽ được như con đã thấy. Nhưng con không bất mãn. Con chắc con làm tốt. Ông thấy đó, ông đã cho con tâm trí kỳ diệu và một cảm giác về sự hài hước lớn. Con hình dung các thứ bên ngoài tốt và con yêu thảo luận. Lớp chúng con có vài thảo luận về Kinh Thánh, và ở đó con thật sự tỏa sáng. Khi con lớn, con muốn là luật sư, một luật sư biện hộ thật tốt. Con nghĩ con sẽ làm tốt. Con sẽ điều tra kỹ lưỡng để tìm kiếm tội ác, khảo sát bằng chứng và trình bày chân thật việc tố tụng. Cha mẹ của con muốn giúp đỡ con, vì vậy họ mua cho con một cái vi tính xách tay để mang đến trường học. Cô giáo của con là một người tốt nhất năm nầy! Con được cho phép để làm nhiều công việc của con trên máy vi tính. Cô giáo con cho phép con sử dụng máy in làm việc thuộc loại tốt nhất. Lần đầu tiên, con có thể chỉ mọi người thấy một vài điều có trong tâm trí con. Thưa Thượng đế, đây là bức thư cảm ơn của con về những điều con đang làm được. Cuộc sống đôi khi khó khăn, nhưng ngài biết gì không? Con chấp nhận thách thức. Con có lòng tin ở chính bản thân mình. Cảm ơn ngài đã thương con vô điều kiện. Cảm ơn mọi thứ ngài ban tặng con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét