Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Kỹ thuật di chuyển bằng xe lăn cho bệnh nhân liệt 2 chi dưới



 In Email
(Đề tài đạt giải Nhất Hội thao Kĩ thuật Sáng tạo Tuổi trẻ Ngành Y tế khu vực Hà Nội - lần thứ 23)


image002_1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ



Hiện nay ở Việt Nam, người ta thường sử dụng xe lăn như xe đẩy, các công ty, cơ sở sản xuất xe lăn, các trường đào tạo nhân viên y tế và các bệnh viện, cơ sở y tế chưa có quy trình hay tài liệu hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân tổn thương tủy sống cách sử dụng xe lăn. Chính vì vậy, những người bị tổn thương tủy sống gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng xe lăn, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới việc giúp đỡ họ tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động trong gia đình, xã hội.

Do đó chúng tôi (nhóm KTV VLTL TT PHCN- Bệnh Viên Bạch Mai) thấy cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất một quy trình để hướng dẫn cách di chuyển bằng xe lăn trên các địa hình cho bệnh nhân liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống.

II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1) Đối tượng nghiên cứu:

Bệnh nhân liệt hoàn toàn hai chi dưới với mức tổn thương tủy từ D5 tới L2 (mức tủy cao được tính từ D5 tơi D9, tủy thấp là từ D10 tới L2).

2) Phương tiện nghiên cứu:

- Xe lăn.

image003_1


- Dụng cụ tập như: thanh chữ I, thanh ray, bục cao thấp, bậc thang...
image006_1 image005_1 image007_1


3) Điều kiện thực hiện kĩ thuật:

- Trang thiết bị, dụng cụ đơn giản, rẻ tiền, dễ triển khai, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, ...

- Nhân lực được đào tạo, huấn luyện đầy đủ.

4) Phương pháp nghiên cứu:

Các bước thao tác của kĩ thuật:

- Bước 1: Giới thiệu về xe lăn

- Bước 2: Hướng dẫn các bài tập đơn giản:

+ Đi xe lăn bằng bốn bánh trên đường phẳng (đi thẳng, lùi, xoay tròn, ...)

+ Hướng dẫn kĩ thuật ngã và dậy sau ngã

- Bước 3: Hướng dẫn các bài tập kĩ thuật cao:

+ Giữ thăng bằng trên hai bánh.

+ Vượt chướng ngại vật

+ Lên dốc và xuống dốc

+ Quay xe bằng hai bánh trên địa hình hẹp.

+ Đi xe trên địa hình phức tạp (gồ ghề, sỏi đá, ...)

III. KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KĨ THUẬT

- 156 bệnh nhân tổn thương tủy sống điều trị tại trung tâm PHCN từ tháng 3/2008 đến nay, trong đó: 81 bệnh nhân bị liệt hai chi dưới từ mức D5 tới L2 (35 bệnh nhân liệt hoàn toàn). Với liệu trình điều trị 2 tuần.

- Sau một năm :

Số lượng bệnh nhân3104
Di chuyển xe lănĐộc lậpKhông thể độc lập


- 4 bệnh nhân không thể độc lập là do:

+ Tổn thương tủy kèm theo chấn thương sọ não.

+ Không hợp tác (bi quan , trầm cảm ...).

+ Đa chấn thương (gãy xương cánh tay, gãy xương sườn ...).

image012_1 image011_1
Đi bằng 4 bánh trên đường phẳng Kĩ thuật dậy sau ngã
image015_1 image017_1
Kĩ thuật ngã Giữ thăng bằng trên hai bánh
image018_1 image021_1
Vượt chướng ngại vật Đi trên địa hình sỏi đá
image023_1 image024_1
Lên dốc Xuống dốc
image027_1 image028_1
Quay xe trên địa hình hẹp Xuống bậc thang


IV. KẾT LUẬN

1. Tính mới, tính sáng tạo:

Đề xuất qui trình cơ bản để hướng dẫn cách di chuyển bằng xe lăn trên các địa hình cho những bệnh nhân liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống.

2) Tính hiệu quả - Ứng dụng thực tiễn:

Hầu hết những bệnh nhân bị liệt hạ chi do tổn thương tủy sống tham gia vào quá trình nghiên cứu đã độc lập tốt trên xe lăn. Từ đó giúp họ tự tin để độc lập trong cuộc sống cũng như hòa nhập vào các hoạt động của cộng đồng xã hội. Vì vậy, đề tài kĩ thuật này mang tính cộng đồng rất cao.

V. KIẾN NGHỊ

Triển khai qui trình hướng dẫn di chuyển bằng xe lăn trên các địa hình cho bệnh nhân liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống tại các cơ sở có bệnh nhân tổn thương tủy sống.



Kíp thực hiện kĩ thuật : Cử nhân VLTL Đặng Văn Tú và cộng sự

Đơn vị : Trung tâm PHCN - Bệnh viện Bạch Mai



Nguồn: bachmai.gov.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét