Các bài viết(Content) trong joomla được tổ chức vào các Nhóm tin(Session hay Chủ đề) và các Chủ đề con(category). Việc bố trí và sắp xếp các bài viết vào các đơn vị trên phụ thuộc vào cấu trúc nội dung của từng website. Bạn nên tổ chức thông tin theo dạng cây từ Session -> category -> Content và định hình cấu trúc trước khi bắt tay vào tạo các đơn vị thông tin trên website. Khi đã định hình được cấu trúc thông tin của website thì bạn tạo lần lượt từ trên xuống. Tạo các Session trước rồi đến các category trong Session đó. Sau khi hoàn thiện các Session và category rồi mới tiến hành viết bài viết vào các đơn vị thông tin này. - Mô hình tổ chức bài viết trong Joomla * Quản lý Session(nhóm tin - chủ đề) - Bạn truy cập vào Nội dung / Quản lý nhóm tin (Session) để vào trang quản trị Session.
- Bạn sẽ nhìn thấy danh sách các Session có trước đó(nếu có). Bạn có thể tiến hành tạo mới, sửa, xóa, coppy, bật, tắt các session. Ở đây mình sẽ hướng dẫn thao tác cơ bản nhất -Thêm mới - các thao tác khác tương tự hoặc đơn giản, chỉ cần tích chọn và chọn và các nút chức năng phía trên là được.
- Để thêm mới 1 session, bạn click vào nút Thêm mới để chuyển sang giao diện thêm mới 1 session
Nhập thông tin cho các trường thông tin + Tiêu đề: tên session + Alias: tên không dấu của sesion + Đã được bật: có/không + Giới hạn truy cập: - Công khai: mọi người đều đọc được các bài viết trong session này - Registered: những ai đã đăng ký thành viên mới xem được các bài viết trong session này - Đặc biệt: những ai là quản trị viên mới truy cập được + Ảnh: ảnh đại diện cho session + Sự miêu tả: miêu tả về nội dung session * Quản lý category(chủ đề con) - Bạn truy cập vào Nội dung / Quảng lý chủ để con(category) để vào quản trị category
- Bạn sẽ nhận được danh sách các category đã có trước đó(nếu có). Bạn có thể tiến hành tạo mới, sửa, xóa, coppy, bật, tắt các category. Ở đây mình sẽ hướng dẫn thao tác cơ bản nhất -Thêm mới - các thao tác khác tương tự hoặc đơn giản, chỉ cần tích chọn và chọn và các nút chức năng phía trên là được.
- Để thêm mới 1 catalogy bạn click vào nút Thêm mới để chuyển sang giao diện thêm mới 1 category
Nhập thông tin cho các trường: + Tiêu đề: tên category + Alias: tên không dấu của category + Chủ đề: tên của session mà category này nằm trong đó +... * Quản lý bài viết(content) - Truy cập Nội dung / Quản lý bài viết(content) để vào trang quản trị bái viết
- Bạn sẽ nhận được danh sách tất cả các bài viết đã có từ trước đó
+ Ở giao diện này bạn có thể tiến hành thêm mới, xóa, sửa, bật, tắt, cho bài viết hiện thị ở trang chủ... + Để lọc bài viết bạn có thể click chọn Session, Category, Author, State để lọc ra các bài viết trong đó. Hoặc có thể lọc theo từ khóa. + Để cấu hình hiển thị bài viết bạn click chọn nút Parameters. Sau khi click bạn sẽ nhận được giao diện cấu hình hiển thị bài viết.
- Thêm mới 1 bài viết: bạn click vào nút chức năng Thêm mới trong giao diện quản trị bài viết.
+ Các trường thông tin cơ bản
- Tiêu đề: tiêu đề bài viết - Alias: tiêu đề bài viết(viết không dấu - phục vụ SEO) - Đã được bật: không/có - Trang chủ: có/không - Chủ đề: Chủ đề(session, nhóm tin) chứa bài viết này - Chủ đề con: chủ đề con(category) chứa bài viết này + Các thông số chính của bài viết: - Tác giả: chọn tác giả - người viết bài - mặc định là tài khoản đang viết bài, bạn có thể chọn tác giả là người khác - Giới hạn truy cập: giới hạn loại người dùng có thể truy cập(tất cả mọi người / đã đăng ký / quản trị viên) - Ngày tạo: ngày viết bài - Bắt đầu bật: thời gian bài viết này bắt đầu được bật lên(hiển thị) - kết thúc phát hành: thời gian bài viết tự động tắt(ngừng hiển thị). Mặc định là không bao giờ tắt + Các thao tác chính khi viết bài: - Chèn ảnh: + Đặt con trỏ chuột vào vị trí cần chèn ảnh + Click vào nút Ảnh ở phía dưới khung soạn thảo
+ Bạn nhận được khung cửa sổ hiển thi các ảnh đã có trong thư mục ảnh bài viết(thường là Images/stories) của bạn
nếu trong cửa sổ không có ảnh cần chèn thì bạn có thể tải lên 1 ảnh mới bằng form Tải lên phía dưới. Sau cho click chọn vào ảnh muốn chèn và click chọn nút chèn + Sau khi chèn xong bức ảnh sẽ hiện lên trên khung soạn thảo. Bây giờ bạn cần định lại kích thước và kiểu hiển thị của bức ảnh. Click chuột phải vào bức ảnh và chọn Insert/edit images
Bạn sẽ nhận được 1 cửa sổ thiết lập các thông số hiển thị cho hình ảnh - Tab General
+ Image URL: Đường dẫn đến file ảnh + Image description: Chú thích cho ảnh(nội dung sẽ hiển thị khi hình ảnh không load được) + Title: Nội dung hiển thị khi di chuột lên trên hình ảnh - Tab Appearance
+ Alignment: vị trí của hình ảnh trong đoạn văn. Khi bạn thay đổi các giá trị ở tùy chọn này thì hình ảnh biểu diễn bên phải sẽ thay đổi theo. Bạn có thể nhìn vào hình ảnh biểu thị đó để chọn cho mình 1 cách hiển thị thích hợp + Dimensions: kích thước ảnh + Vertical space: khoảng cách trên và dưới của hình ảnh so với đoạn văn + Horizontal space: Khoảng cách 2 bên trái và phải của hình ảnh so với đoạn văn + Class: hiển thị theo 1 class đã được thiết lập từ trước đó + Style: bạn có thể viết thêm css cho hình ảnh ở đây - Tab Advanced
+ Alternative image: Tích chọn vào đây để sử dụng tính năng thay đổi hình ảnh trong các sự kiện: - for mouse over: đường dẫn đến file hình ảnh được dùng để thay thế hiển thị khi di chuột qua hình ảnh hiện tại - for mouse out: đường dẫn đến file hình ảnh được dùng để thay thế hiển thị khi di chuột từ hình ảnh hiện tại ra ngoài - Sau khi hoàn thành bạn chọn Update. Nếu bạn không có Description cho hình ảnh thì hệ thống sẽ hỏi bạn có chắc muốn Update khi chưa có Descripton không thì bạn chọn Yes. - Chèn link(URL) + Chọn khu vực cần chèn link(nếu là text thì bôi đen, nếu là ảnh thì kích chọn) + Click chuột phải chọn Insert/edit link
+Tab General
- Link URL: đường dẫn đến nơi cần link - Target: chế độ hiển thị url khi click vào liên kết(mở trong cửa sổ hiện tại, mở trong tab mới, mở trong cửa sổ mới) - Title: nội dung hiển thị khi di chuột lên liên kết - Class: hiển thị theo 1 css class định trước + Tab Popup: Hiển thị liên kết trong 1 cửa sổ popup
- Javascipt popup: tích chọn để sử dụng chức năng mở liên kết trong cửa sổ popup - Popup URL: nội dung được mở trong cửa sổ popup - Window name: tên cửa sổ popup - Size: kích thước cửa sổ popup - Position: vị trí hiển thị - OPtion: ẩn/hiện các thành phần của cửa sổ popup + Sau khi thiết lập xong bạn click chọn Update - Chèn bảng + Kích chuột phải vào vị trí cần chèn bảng, chọn Insert a new table
+ Tab General
- Cols: số cột - Rows: Số hàng - Cellpadding: khoảng cách trong của mỗi ô(cell) trong bảng - Cellspacing: khoảng cách giữa các ô trong bảng - Alignment: vị trí hiển thị của bảng trong bài viết(trái - giữa - phải) - Border: kích thước đường viền của bảng - Width,Height: chiều rộng, cao của bảng + Tab Advanced
- Id: Id của bảng - Style: bạn có thể viết css cho bảng ở đây. các thuộc tính cách nhau bởi dấu ; - Background image: đường dẫn đến file ảnh nền cho bảng - Border color: màu viền - Background color: màu nền + Sau khi thiết lập xong kích chọn Insert - Tách lấy phần mở đầu trong bài viết: trong Joomla, mặc định phần mở đầu của bài viết sẽ được bắt đầu từ đầu đến 1 vị trí do người soạn thảo quyết định. Để cắt lấy phần mở đầu cho bài viết, bạn đặt con trỏ chuột vào vị trí cần cắt và click vào nút Đọc thêm... ở bên dưới khung soạn thảo bài viết. - Phân trang bài viết: nếu bài viết của bạn quá dài hoặc bao gồm nhiều phần thì bạn có thể cắt nó ra làm nhiều phần và tạo ra các chỉ mục để nhảy trực tiếp đến các phần của bài viết. + Đầu tiên bạn cần định hình bài viết của bạn chia làm mấy phần, độ dài từng phần đến đâu(vị trí cắt) + Đặt con trỏ chuột vào vị trí cần cắt và click chọn nút Phân trang ở bên dưới khung soạn thảo bài viết
- Các chức năng khác cách sử dụng tương đối dễ dàng. Các bạn co thể tự tìm hiểu.
(st)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét