Bắt đầu là đàm phán về thù lao, chất lượng sản phẩm và thời hạn giao. Việc này quan trọng vì rất dễ xảy ra trường hợp chủ thầu “chạy” khi cộng tác viên vừa giao xong sản phẩm.
Minh Đạt tâm sự: “Mình đã từng bị giựt hợp đồng. Khi nộp files thiết kế cho công ty nước ngoài đúng hẹn, họ bảo chưa được. Trong khi họ lại đang dùng bản vẽ của mình để chế tạo. Mình hỏi là chưa được chỗ nào? Họ không trả lời được. Mình không thể kiện họ, vì không có ai đứng ra làm trọng tài quốc tế cho những vụ việc thế này”.
Sau lần đó, Đạt chỉ tìm đối tác, nhà cung cấp việc quốc tế có uy tín, và đàm phán về kỹ thuật chuyên môn, thù lao, giờ giấc... thật cẩn thận. Đạt lập luôn tài khoản ở trang web cung cấp việc quốc tế (freelancer.com). Theo Đạt, trang này uy tín nhất, khi có chuyện, bạn có thể liên lạc với họ đề nghị can thiệp.
Từ khi làm thành viên freelancer, Đạt nhận được nhiều lời mời hợp đồng thiết kế máy móc từ các công ty, tập đoàn lớn tại châu âu, như Nedcon group, NTS... Khi nhận hợp đồng, nhìn tổng quát, Đạt thường báo giá cho chủ đầu tư dự án. Nếu tiến độ gấp, thù lao của người thi công sẽ phải cao hơn bình thường. Theo Đạt người làm việc tự do có thể bỏ túi 30-40 Euro/giờ.
Và thuê “thế giới” làm việc cho mình!
Người Việt mình cũng đang thuê nhân công từ nước ngoài làm freelance. Hữu Bình, sinh 1982, cựu SV ĐH Kinh tế TPHCM, đam mê sáng chế. Những sản phẩm của anh, như nhận diện ảnh số, máy nhận dạng mặt người... được các công ty Việt Nam săn bản quyền, yêu cầu cài đặt.
Tham gia vào “chợ việc làm” trên mạng, Bình tập hợp được những người cùng chuyên môn khắp thế giới, chủ yếu là bạn trẻ, sinh viên quốc tế, để cùng thiết kế các công đoạn khác nhau cho sản phẩm hoàn chỉnh của mình.
Bình cho hay: “Phần lớn các bạn đều nhiệt tình, có chuyên môn tốt, một số bạn là chỗ thân tình nên mình nhờ các bạn làm. Thù lao chỉ tượng trưng vài trăm USD cho một gói sản phẩm, mình có thể lo được”.
Điều khiển công việc từ xa, Bình vừa đảm bảo việc hoàn thành đúng tiến độ để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, vừa bảo vệ được bản quyền cho sản phẩm của mình.
Minh Đạt nhận xét: “Kinh nghiệm freelance với các công ty trên thế giới không hẳn là giấy chứng nhận tốt cho CV của bạn, nhưng đủ giúp bạn hình thành được tác phong làm việc có trách nhiệm, hiệu quả cao... trước những chuẩn yêu cầu của thế giới.
Theo từ điển trực tuyến Wikipedia, freelancer là người làm việc độc lập không có đơn vị quản lý trong những ngành nghề mà người làm toàn thời gian chiếm đa số. Khái niệm freelancer được tiểu thuyết gia Walter Scott đưa ra trong quyến tiểu thuyết nổi tiếng Ivanhoe để mô tả những người lính đánh thuê thời trung cổ…
Đơn giản - tôi là freelancer
Người làm freelance có thể nhận nhiều việc khác nhau và tự thu xếp thời gian làm việc ở nhà, theo cách của riêng mình miễn là giao kết quả đúng giờ. Có người vì thích tự do hoặc không thấy “vừa ý” với sếp nào nên dứt áo ra đi, có người vừa làm chính thức tại một công ty nào đó và kết hợp làm thêm ngòai giờ. Đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, chuyện copywriter sau một thời gian làm việc quá căng thẳng đã nghỉ việc và làm tự do không phải là chuyện hiếm.
Chị Phan Trà My - một freelancer tự do là chuyên viên thiết kế đồ họa cho biết: “Khi bạn có tay nghề nhất định, có thời gian, bạn sẽ dễ dàng có những lời mời làm freelance. Làm freelance bạn sẽ có cảm giác thoải mái, tự mình kiểm soát công việc của mình, thời gian của mình”. Đối với những công việc sáng tạo chuyện làm freelancer là khá phổ biến. Vì với những người này họ đòi hỏi tính tự do cao, không muốn bị lệ thuộc hay gò bó công việc vào một công ty, làm việc trong văn phòng. Đối với những việc họ không thích, họ có thể từ chối làm. Mà điều này thì khó thực hiện được nếu đang làm cho một công ty nào đó, khi sếp đã giao việc rồi thì…
Lợi nhuận lớn - Rủi ro cao
Ngoài tự do, freelancer còn có một mức thu nhập khá hấp dẫn theo dự án hoặc theo giờ. Thực tế các công ty có xu hướng trả công khá cao cho những freelancer phù hợp với công việc mà họ đang thiếu người. Một freelancer “đắt sô” có mức thu nhập hàng tháng gấp hai, ba lần so với các đồng nghiệp làm tòan thời gian của họ cũng là chuyện bình thường. Một freelancer còn cho biết: “Khách hàng đưa dư chi phí dự án đến gấp đôi, khi trả lại còn bị khách từ chối với lý do đưa dư còn hơn thiếu, đầu năm trả tiền… thì cả năm xui!!”. Ngoài ra do tiếp cận nhiều nguồn công việc khác nhau nên kỹ năng của họ cũng khá đa dạng và đồng thời có thêm nhiều mối quan hệ tốt. “Tích lũy thêm nhiều kiến thức, công nghệ mới trong lĩnh vực phần mềm, có thêm nhiều bạn bè chuyên môn là điều tôi đạt được khi làm ngoài giờ một số dự án freelance” - anh Ngô Trung Phong, trưởng dự án (Project Leader) của công ty phần mềm FSoft chia sẻ.
Bên cạnh nhiều thuận lợi, nghề freelance cũng có những khó khăn rất đặc thù. Thu nhập không ổn định, phải tự tìm đầu ra, tự lo mọi khâu trong công việc, lúc thì rong chơi thỏai mái, lúc lại làm việc liên tục 20 giờ/ngày trong suốt một tuần liền. Chị Trà My khi bàn giao công việc sau một tuần làm việc liên tục đã ngủ gục tại văn phòng công ty bạn. Với anh Trung Phong, đã có lần dự án làm gần xong thì đối tác hủy, công sức bỏ ra và tiền thanh toán cũng đi theo; nhưng không kiện cáo gì được vì chỉ có thỏa thuận miệng. Ngòai ra, không làm việc trong một tập thể những người có cùng chuyên môn, không có tinh thần cạnh tranh làm việc cũng dễ làm họ buồn chán, nhiều khi cảm thấy cô đơn. Vì thế thỉnh thoảng lại có chuyện một freelancer từ bỏ cuộc sống tự do để quay lại với một công ty nào đó.
Con đường phía trước
Ở phương Tây, freelancer được trân trọng vì họ phải rất giỏi và là một chuyên gia thực sự. Trong khi ở nhiều nước châu Á, người làm freelance cũng đồng nghĩa với việc họ không có khả năng kiếm một việc làm ổn định. Tuy nhiên, thực tế dân trong nghề không nghĩ như vậy. Chị Phạm Minh Trang - Phòng marketing công ty Du lịch Chợ Lớn cho biết: “Trong lĩnh vực du lịch, hầu hết hướng dẫn viên giỏi đều làm tự do cho nhiều công ty. Khả năng làm việc của họ rất tốt và đa dạng, tuy nhiên khi làm việc với freelancer cần lưu ý đến tính kỷ luật và trách nhiệm của họ.”
Đa số freelancer thực thụ đã từng làm việc cho nhiều công ty lớn ở vị trí chuyên môn của mình. Ngoài ra, để có thể kiếm được nhiều việc, họ phải có kỹ năng giao tiếp và mạng lưới quan hệ tốt. Các bạn bè chuyên môn của họ, ngòai việc giới thiệu việc cho nhau, còn cùng trao đổi để luôn cập nhật thông tin về xu hướng và kiến thức ngành nghề để không bị lạc hậu.
“Bạn phải là người có năng lực, có quyết tâm và hơn hết là tinh thần trách nhiệm. Và những lúc bạn không nhận được những lời mời, đừng nản lòng, hãy dùng thời gian rảnh rỗi để nâng cao vốn kiến thức. Chỉ cần làm tốt, bạn sẽ có một nghề khá thú vị đấy.” chị Trà My bật mí.
Với khá nhiều ưu điểm cộng với lợi thế tự do, đặc biệt khi cần có thể dành thời gian…đi ngao du sơn thủy, tận hưởng cuộc sống nhiều hơn - nghề freelance đang dần dần trở thành một xu hướng của các bạn trẻ năng động ngày nay.
Các ngành nghề phù hợp freelance:
Báo chí hoặc các nghề viết lách (copywriter, viết sách, viết kịch bản…)
Lập trình phần mềm, thiết kế đồ họa.
Du lịch, PR, dạy học, tư vấn.
Các ngành nghề liên quan đến sáng tạo.
Hướng dẫn miễn phí dựng web, config, chỉnh sửa,...mọi việc cho site = joomla.
Sau đây là một số trang có uy tín:
Sau đây là một số trang có uy tín:
http://www.getafreelancer.com/
http://www.freelancers.net/
http://www.php-freelancers.com/
http://www.creativefreelancerconference.com
http://www.allfreelancework.com/
http://www.get1freelancer.com/
Trong đó anh em Joomla chắc ít người không biết tới:
www.joomlancers.com
của Joomlart.com với ưu điểm là Việt Nam đã được hỗ trợ chuyển khoản về ATM, hay bất kỳ tài khoản thông thường nào.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét