Sau khi khởi tạo, cài đặt và đã thay mẫu xong, bạn đã có thể bắt tay vào việc đăng tải bài viết lên blog của mình rồi. Tuy nhiên bạn cần thêm các chức năng khác, làm phong phú thêm cho blog của bạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các thao tác với RSS.
RSS (bản tin RSS, Feed) là cách theo dõi tin tức nhanh và chủ động, giúp tiết kiệm thời gian lướt web của bạn. Một ví dụ trực quan như sau: Giả sử hàng ngày bạn thường truy cập từ 20 đến 30 website và blog. Như vậy bạn phải tốn ít nhất 30 phút chỉ để truy cập chúng mà chưa tính đến thời gian đọc nội dung. Không kể có website, blog không cập nhật nội dung (không có tin tức mới) hoặc trên những website, blog đó có những tin tức, nội dung không hay mà bạn không cần quan tâm đến. Giải pháp cho vấn đề này là dùng RSS. RSS sẽ thay bạn, truy cập tất cả những website, blog bạn quan tâm, lấy về các tin tức mới (nếu có) và hiển thị chúng. Từ đó bạn biết được rằng website nào có tin tức mới, blog nào có nội dung hay mà bạn cần phải đọc, những tin tức mà bạn không quan tâm đến thì bạn có thể bỏ qua. Để đọc được RSS (RSS có định dạng XML) bạn phải dùng một công cụ gọi là trình đọc tin RSS. Các trình đọc tin này hầu hết là miễn phí, có thể kể một vài trình đọc tin RSS như: GreatNews ( chương trình này được cài trên máy tính để nhận tin RSS), Firefox Live Bookmark (trình đọc tin RSS được tích hợp vào thanh Bookmark của trình duyệt Firefox), NewsGator Online (trình đọc tin RSS online trên nền web, không cần cài đặt phần mềm), Abilon (giống GreatNews), Outlook 2007, Google Desktop,... Vậy thì bạn cũng phải trang bị RSS cho blog của mình để cho khách thăm blog có thể tiếp cận với tin tức của bạn một cách nhanh chóng và thuận tiện. Thực tế blogspot cũng đã trang bị cho bạn chức năng cung cấp tin RSS, bạn để ý thì đó chính là dòng chữ Các Bài đăng (Atom) hoặc Post (Atom). Đây chính là một định dạng tin RSS mà Google sáng chế ra. Tuy nhiên với dạng tin RSS này, bạn không nắm bắt và quản lý những người theo dõi tin RSS của mình được. Thay vào đó bạn nên dùng một dịch vụ khác, chuyên nghiệp hơn, đó chính là Feedburner. Feedburner đã được Google đánh tiếng mua xong đến nay vẫn chưa có tin tức chính thức nào. Một tin vui là hiện nay Feedburner đã được tích hợp sẵn vào trong blogspot nên có tính tương thích rất cao. Feedburner không tự sinh ra RSS mà chỉ xuất bản lại, hỗ trợ RSS cho các blog, website đã có sẵn RSS. Nếu website, blog của bạn không có chức năng sinh ra RSS thì Feedburner cũng đành chịu. Trước tiên bạn truy cập Feedburner, đăng kí một tài khoản (miễn phí). Sau khi đăng nhập, bạn điền link cung cấp RSS của blogspot có dạng http://địa_chỉ_blog_của_bạn/feeds/posts/default vào khung Burn a feed right this instant. Type your blog or feed address here, bấm Next. Trong trang tiếp theo bạn tiếp tục điền vào các mục: Feed Title: Tiêu đề của blog (xem lại Phần 2, mục 1). Feed Address: bạn có thể chọn một địa chỉ tuỳ ý có dạng http://feeds.feedburner.com/abcxyz để cung cấp RSS. Bạn nên chọn tên ngắn, đơn giản và gợi nhớ tới blog của bạn. Bấm Activate Feed để hoàn tất. Bạn quay lại mục Nguồn cấp trang Web (xem Phần 2, mục 6). Tại đây bạn thiết lập các mục như sau: - Cho phép Cấp Dữ liệu Blog: Bạn có thể chọn Đầy hoặc Ngắn. Chọn Đầy: bản tin RSS sẽ là toàn bộ bài viết, chọn Ngắn: sẽ là một bản tin RSS ngắn (1 phần của bài viết, muốn xem đầy đủ, buộc người đọc phải vào website (blog) của bạn để đọc toàn bộ). - URL Chuyển hướng Nguồn cấp dữ liệu Bài đăng: đấy chính là tính năng tích hợp Feedburner vào blogspot. Bạn diền địa chỉ cung cấp RSS mà bạn đã có ở trên (địa chỉ RSS tại mục Feed Address bên trên). Việc làm này sẽ chuyển hướng tất cả các lưu lượng nguồn cấp dữ liệu bài đăng đến địa chỉ này. Đến đây coi như bạn đã thiết lập xong RSS, tiếp theo bạn cần phải hiển thị RSS lên blog. Đăng nhập Feedburner, bấm vào một mục Feed của bạn.Trong trang Feed Stats Dashboard được mở ra, bấm chọn thẻ Publicize để mở mục Publicize Your Feed. Tại đây, Feedburner cung cấp rất nhiều dịch vụ (Services). Bạn chỉ cần quan tâm tới 3 dịch vụ chính là:
- Email Subscriptions: chức năng phân phối bản tin qua email.
- FeedCount: Hiển thị số người theo dõi bản tin RSS trên blog của bạn.
-Chicklet Chooser: Hiển thị biểu tượng RSS trên blog của bạn.
1. Email Subscriptions: Đây là chức năng phân phối bản tin qua email. Ngoài cách thông thường là dùng trình đọc tin RSS như đã đề cập ở trên, bạn có thể dùng chức năng này để phân phối bản tin RSS. Ai muốn nhận bản tin RSS qua email thì người đó chỉ cần nhập địa chỉ email vào khung và bấm đồng ý. Đồng thời phải kiểm tra hòm thư và kích hoạt dịch vụ. Các email chứa bản tin RSS sẽ gửi tới các email đã đăng ki dịch vụ này một cách tự động mỗi khi blog có tin tức mới. Để bắt đầu dịch vụ này, bạn bấm vào Email Subscriptions (phía bên tay trái), chọn một nhà cung cấp dịch vụ trong 3 nhà cung cấp: FeedBurner, FeedBlitz, Rmail. Theo tôi nên chọn FeedBurner để đồng bộ và dễ quản lý. Bấm Activate để khởi động dịch vụ này. Bạn sẽ được cung cấp một đoạn mã HTML. Copy đoạn mã này và dán vào vị trí thích hợp trong blog của bạn. Bạn cũng có thể thiết lập một vài tuỳ chọn khác đối với mục Email Subscriptions này. Bạn chú ý dưới mục Email Subscriptions có 4 mục nhỏ hơn đó là: - Subscription Management: cung cấp code HTML để chèn vào blog như đã nói ở trên. - Communication Preferences: các tuỳ chọn như: địa chỉ email trong mục "From" khi gửi email bản tin RSS, tiêu đề và nội dung thư kích hoạt. - Email Branding: Thay đổi Font chữ, cỡ chữ,... cho nội dung và tiêu đề của email gửi đi. - Delivery Options: Thời gian để gửi email bản tin RSS trong ngày. Sau khi thay đổi xong, bạn bấm Save để lưu lại.Về thời gian để gửi email trong ngày (mục Delivery Options) bạn nên để từ 50 a.m - 70 a.m để tin tức mới nhất có thể gửi tới mọi người vào buổi sáng.
Về thời gian để gửi email trong ngày (mục Delivery Options) bạn nên để từ 50 a.m - 70 a.m để tin tức mới nhất có thể gửi tới mọi người vào buổi sáng.
2. FeedCount: Mục này để hiển thị số người theo dõi tin tức RSS trên blog của bạn. Bạn chọn loại Chicklet style, thay đổi màu sắc nếu muốn, cuối cùng bấm Activate để kích hoạt khởi động dịch vụ. Bạn sẽ được cung cấp một đoạn mã HTML dùng để chèn vào blog của bạn.
3. Chicklet Chooser: Dùng để hiển thị biểu tượng RSS trên blog, báo cho mọi người biết rằng đó là mục RSS. Bạn chọn dạng biểu tượng RSS muốn hiển thị rồi copy đoạn mã HTML được sinh ra để chèn vào blog. Nếu bạn có nhiều hơn một blog hoặc website, bạn chỉ cần một tài khoản Feedburner là có thể quản lý, theo dõi toàn bộ các Feed của các blog đó.
(st)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét